#1 Kể chính câu chuyện của bạn!
– “Tôi cũng giống như bạn”
– “Tôi gặp [vấn đề] này”
– “Tôi đã thử [giải pháp]”
– “Sau đó tôi phát hiện ra [bí mật]”
– “Bây giờ tôi [kết quả]”
Câu chuyện của bạn là nguồn tài nguyên mạnh mẽ nhất khi viết, vì nó authentic & unique 😉
Muốn viết hay, hãy học cách kể chuyện!
#2 Nguyên tắc khi viết tiêu đề
– Gọi tên đối tượng mục tiêu (Who)
– Nêu vấn đề/ nhu cầu/ mong muốn/ ước mơ của họ (What)
– Lý do họ nên đọc tiếp (Why)
Tiêu đề cần rõ ràng, súc tích và không khiến người đọc khó hiểu.
VD: “Kinh nghiệm làm freelance vô giá dành cho newbie”
Vấn đề: Lời khuyên đó là lời khuyên nào? Có thứ gì cụ thể, giá trị hơn không? Tại sao newbie cần đọc nó?
=> Viết lại: Trở thành freelancer đạt thu nhập 50tr/ tháng? 5 lời khuyên dành riêng cho newbie!
#3 Công thức CTA đơn giản
1. Khách hàng sẽ nhận được gì
2. Khi nào họ nhận được nó
3. Làm thế nào để họ nhận được (dễ dàng đến mức không thể từ chối – maybe chẳng cần làm gì)
Ví dụ: Cơ bụng săn chắc chỉ sau 4 tuần mà không cần ăn kiêng.
#4 Bài viết tệ vs bài viết tốt
Bài viết tệ:
– Tập trung vào sản phẩm
– Định hướng tính năng (gây khó hiểu)
– Tạo cảm giác sợ hãi, bị ép buộc phải mua hàng
Bài viết tốt:
– Tập trung vào khách hàng
– Hướng tới lợi ích thật sự (cho khách hàng thấy họ nhận được gì)
– Cho cảm giác như một cuộc trò chuyện
#5 Copywriting Framework
Copywriting Framework giúp bạn bán-được-hàng (cho từng thể loại nội dung):
>> Content Ads → PAS, 4P
>> Landing pages → AIDA, 3S
>> Sales letters → QUEST
>> Email campaigns → 4Ps
>> Social media posts → SLAP, BAB
Tin mình đi, khi đã rèn luyện đủ nhiều rồi, bạn không cần công thức vẫn có thể viết được những bài copy bán được hàng.
Nhưng nếu bạn mới bắt đầu làm copywriting, đừng cố sáng tạo, hãy làm theo công thức đã được chứng minh hiệu quả 😉
#6 Khách hàng thật sự mua gì?
Mọi người không mua mỹ phẩm, họ mua làn da đẹp hơn.
Mọi người không mua quần áo, họ mua vẻ ngoài và sự chú ý.
Mọi người không mua nước hoa, họ mua một mùi hương thu hút.
Mọi người không mua tính năng của sản phẩm, họ mua những gì sản phẩm làm được (lợi ích).
>> Viết quảng cáo: Đừng chỉ miêu tả sản phẩm, hãy miêu tả cách sản phẩm giúp cuộc sống của khách hàng trở nên tốt đẹp hơn.
Tập trung khai thác lợi ích (cảm tính và lý tính) của sản phẩm, bạn sẽ có được khách hàng!
#7 Kiểm tra trước khi đăng!
Đọc TO (thành tiếng) bài viết của bạn trước khi đăng tải.
Nếu nó:
– Khó đọc
– Khó hiểu
– Dài dòng, lan man
– Không tạo được cảm xúc hoặc không có khả năng thúc đẩy hành động
Hãy sửa lại!
#8 Nói những gì khách hàng muốn nghe
Người tiêu dùng không quan tâm đến bạn hay sản phẩm của bạn.
Họ chỉ quan tâm đến bản thân và những gì bạn có thể làm cho họ.
>> Nói những gì khách hàng muốn nghe, thay vì tập trung vào những gì bạn có.
Ví dụ:
Thay vì viết: Chiếc áo này có khả năng chống nước
> Hãy viết: Chiếc áo này giúp bạn che nắng tránh mưa, mặc bất chấp ngày đêm không cần xem dự báo thời tiết
Thay vì viết: Giá đỡ điện thoại chắc chắn, làm từ sắt không gỉ,…
> Hãy viết: Một “bảo bối” giúp bạn vừa ăn vừa lướt TikTok thoải mái không lo ngã đổ
#9 Dùng từ đơn giản, dễ hiểu
Thay vì viết: Kem có chứa Elastin đặc thù giúp tái tạo da vùng mắt hiệu quả
> Hãy viết: Kem làm mờ vết nhăn đuôi mắt sau 2 tuần sử dụng
Thay vì viết: Chiếc xe này có chất liệu bền bỉ với thời gian
> Hãy viết: 10 năm nữa, chiếc xe này vẫn đẹp và chạy tốt
Đừng bắt người đọc phải đoán ý bạn. Viết càng đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu càng dễ ghi nhớ và gây ấn tượng 😀
#10 Thay thế “chúng tôi” bằng “bạn”
Thay vì viết: “Chúng tôi sắp ra mắt một bộ sưu tập mới.”
> Hãy viết: “Bộ sưu tập mới dành riêng cho bạn” (mô tả thật rõ về đối tượng mục tiêu).
Ví dụ: Đối tượng mục tiêu của bạn là sinh viên nữ, hãy gọi tên họ ngay tiêu đề bài viết của bạn.
Tập trung vào đối tượng mà khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm: CHÍNH HỌ.
Làm cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn thật liên quan đến khách hàng, họ sẽ dừng lại và mua hàng.