Một kế hoạch nội dung (Content Plan) đúng nghĩa không chỉ là bảng timeline gắn deadline, nó là chiến lược truyền tải giá trị thương hiệu, kết nối cảm xúc với khách hàng và dẫn dắt hành động.
Content Plan giúp bạn:
- Truyền tải đúng thông điệp đến đúng người.
- Tối ưu nguồn lực và thời gian.
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, bền vững.
Nếu bạn muốn tạo ra những nội dung thực sự có chiến lược, thay vì chỉ đăng bài “cho có”, hãy bắt đầu với 7 bước bài bản mình chia sẻ dưới đây.
Đây cũng chính là quy trình mình đã áp dụng để xây dựng kế hoạch nội dung cho các thương hiệu trong ngành F&B và đạt tăng trưởng ổn định từ 20-50% chỉ sau 3-6 tháng.
Bước 1: Đặt mục tiêu cho bản Content Plan
Trước khi nghĩ đến việc đăng content gì, format gì hay trên kênh nào, bạn hãy trả lời câu hỏi quan trọng nhất: “Nội dung này mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp?”
Kế hoạch sản xuất nội dung nên được gắn liền với mục tiêu và chiến lược marketing của thương hiệu. Trước khi tổng hợp ý tưởng vào Content Plan, bạn hãy thảo luận cùng ban lãnh đạo/ khách hàng hoặc các bộ phận liên quan để làm rõ mục tiêu để ưu tiên triển khai những nội dung phù hợp.
Đặt mục tiêu rõ ràng cho bản Content Plan giúp bạn:
- Lựa chọn nội dung phù hợp.
- Định hình cách thức truyền tải.
- Đo lường hiệu quả chính xác.
Trong marketing, mục tiêu nội dung thường gắn với từng giai đoạn trong phễu khách hàng (Customer Journey):
- Nhận biết: Tăng reach, impressions.
- Cân nhắc: Tăng engagement, lưu bài, bình luận.
- Chuyển đổi: Tăng lead, đơn hàng.
Hãy ghi rõ mục tiêu vào đầu mỗi kế hoạch nội dung & xác định chỉ số KPI cụ thể để đo lường hiệu quả.

Lưu ý: Mỗi mục tiêu cần phải SMART — cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp và có thời hạn.
Ví dụ một brand mình từng tư vấn đặt mục tiêu: Tăng 20% đơn hàng qua kênh Facebook trong vòng 3 tháng. → Nhờ đó, toàn bộ nội dung đều xoay quanh việc “tăng giá trị sản phẩm + tạo nhu cầu sử dụng.”
Bước 2: Nghiên cứu thị trường và insight khách hàng
Bạn không thể tạo nội dung hiệu quả nếu không thấu hiểu về thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ bạn đang quảng bá và nhóm khách hàng bạn đang tiếp cận.
4 thông tin bạn cần nghiên cứu trước khi lập content plan gồm:
- Thương hiệu: Câu chuyện, ý nghĩa của thương hiệu là gì? Thông điệp và giá trị cốt lõi?
- Sản phẩm/ dịch vụ: Sản phẩm/ dịch vụ thương hiệu đang cung cấp là gì? USP của sản phẩm/ dịch vụ? Lý do để khách hàng tin tưởng để mua hàng (Reason to Believe)?
- Đối tượng mục tiêu: Khách hàng của bạn là ai? Tính cách/ phong cách sống của họ? Họ đang gặp vấn đề, nỗi đau nào cần giải quyết? Ước mơ, hy vọng của họ là gì? => Insight.
- Đối thủ cạnh tranh: Ai là đối thủ cạnh tranh? Họ có những điểm mạnh – điểm yếu nào? Họ đang có những bước tiến gì mà mình có thể học hỏi?
Ví dụ: Nếu bạn làm content cho thương hiệu mỹ phẩm, insight khách có thể là “sợ sản phẩm gây kích ứng, lo lắng không tìm được sản phẩm phù hợp da nhạy cảm” → Tạo nội dung giáo dục khách hàng về các sản phẩm lành tính cho da nhạy cảm.
Bước 3: Xác định thông điệp chính (Key Message)
Bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ được điều gì sau khi đọc nội dung của bạn? Bạn muốn hình ảnh thương hiệu trong mắt họ như thế nào?
Bạn có thể xác định thông điệp chính bằng cách trả lời những câu hỏi này. Nên nhớ, để đạt được kết quả tốt nhất thông điệp chính nên thỏa mãn các tiêu chí:
- Chi tiết, đi thẳng vào trọng tâm, phản ánh giá trị bạn muốn truyền tải.
- Có sự liên kết với insight khách hàng
- Độc nhất, không nên bị trùng lặp
- Dễ hiểu, dễ nhớ và nhất quán xuyên suốt chiến lược
Key Message = tuyên ngôn ngắn gọn về điều thương hiệu muốn khách hàng nhớ.
Ví dụ Key Message: BỘI – Mang hồn Việt vào từng món quà Tết. → Tất cả nội dung (feedback, kiến thức, quảng cáo) đều bám sát thông điệp này.

Lưu ý: Tránh nhồi nhét quá nhiều thông điệp trong một thời điểm → gây loãng và khó nhớ.
Bước 4: Xác định Content Direction (định hướng nội dung)
Định hướng nội dung giống như một tuyến đường giúp bạn đi đến đích — cùng một điểm đến nhưng cách đi khác nhau sẽ tạo ra trải nghiệm khác nhau. Hiểu đơn giản, định hướng nội dung là những yêu cầu và tiêu chuẩn mà mọi nội dung trong Content Plan cần tuân theo. Các tiêu chuẩn và yêu cầu phổ biến mà bạn cần tuân theo đó là:
- Mục tiêu tiếp thị nội dung (bước 1)
- Các thông tin nghiên cứu (bước 2)
- Chi tiết về thông điệp chính (bước 3)
- Yêu cầu hình thức (bố cục, yêu cầu SEO, giọng văn, v.v.)
- Format nội dung: video, bài viết dài, infographic, reels, carousel,…
- Định hướng hình ảnh (Logo, font chữ, màu sắc, v.v.)
- Tham khảo (nội dung nổi bật của đối thủ)
Bước 5: Xác định Content Pillar và Content Angle
Content Pillar hay còn gọi là chủ đề chính được phát triển từ Content Direction ở bước 4. Đây được coi như “xương sống” đảm bảo các nội dung triển khai về đi đúng định hướng, truyền tải thông điệp nhất quán và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Sau khi có những Content Pillar (nhóm chủ đề lớn), bạn có thể lên ý tưởng cho các chủ đề nhỏ hơn, các ý tưởng phụ xoay quanh – đây chính là các Content Angle.
Ví dụ, Content Plan cho thương hiệu thời trang nữ X sẽ có những Content Pillar như:
- Branding: Câu chuyện về thương hiệu X
- Product: Các sản phẩm X cung cấp
- Education: Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
- UGC – User Generated Content: Feedback, review của khách hàng
Vậy Content Angle tương ứng với các Content Pillar sẽ là:

Bước 6: Xác định Timeline và lên lịch nội dung (Content Calendar)
Sau khi có định hướng và trụ cột nội dung, bạn cần xây dựng lịch đăng bài cụ thể. Một Content Calendar tốt sẽ cho bạn:
- Cái nhìn tổng thể tháng/ quý.
- Biết rõ từng ngày sẽ đăng gì, trên kênh nào.
- Chủ động điều chỉnh nếu có thay đổi.
Cách làm:
- Quyết định tần suất đăng bài (ví dụ: 3 bài/ tuần).
- Phân bổ Content Pillar vào từng tuần.
- Ghi rõ: ngày đăng, chủ đề nội dung, format, người phụ trách, ghi chú đặc biệt (nếu có).
Các công cụ hỗ trợ lên Content Calender: Google Sheet, Trello, Notion, Meta Business Suite,…
Bước 7: Đánh giá và đo lường hiệu quả
Một kế hoạch nội dung tốt = kế hoạch luôn có sự điều chỉnh liên tục.
Để Content Plan đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần thường xuyên theo dõi và đánh giá trong mỗi bài viết được đưa ra.
Hãy đặt ra các chỉ số đánh giá (KPI) phù hợp như:
- Reach (lượt tiếp cận).
- Engagement (like, comment, share).
- Conversion (số lượng tin nhắn, đơn hàng).
- Growth (tăng lượt theo dõi, tăng tương tác trung bình).
Sau mỗi giai đoạn, chúng ta cần làm một báo cáo tổng để xem xét nội dung nào được mọi người quan tâm nhiều và có những điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Quá trình đánh giá bao gồm các công đoạn sau:
- Theo dõi tương tác: bạn cần theo dõi các bài viết và tổng hợp theo tuần hoặc tháng để xem xét phản hồi của khách hàng, các nội dung mà khách hàng quan tâm, tương tác tăng hay giảm.
- Đo lường: sau khi đã có bản tổng hợp, bạn cần đo lường hiệu quả các content hiện tại của mình thông qua mục tiêu ban đầu.
- Điều chỉnh: Sau khi nắm bắt được từng giai đoạn nhất định, bạn có thể có những điều chỉnh trong nội dung phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
Tạm kết
Xây dựng kế hoạch nội dung bài bản không khó, cái khó là bạn có đủ kiên nhẫn để thấu hiểu khách hàng, duy trì tính nhất quán và không ngừng tối ưu hay không. Mỗi kế hoạch nội dung bạn xây dựng là một lần bạn kể câu chuyện thương hiệu theo cách hiệu quả hơn.
Đừng lo lắng nếu bạn mới bắt đầu và gặp khó khăn khi xây dựng kế hoạch nội dung, hãy từng bước làm quen với quy trình 7 bước mình vừa chia sẻ. Chỉ sau 2-3 lần lập kế hoạch và tối ưu, bạn sẽ thấy khả năng làm nội dung chiến lược của mình lên “level” rõ rệt.
Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, mình gửi tặng bạn template kế hoạch nội dung trên mạng xã hội tại đây. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến người cần nhé!