Content writing & Copywriting: Đâu là công việc dành cho bạn?

BLOG, Để viết tốt hơn (Better Writing)

Mục lục

Bạn có kỹ năng viết và đang tìm hiểu những công việc mang lại thu nhập từ kỹ năng này. Content writing & Copywriting (hay Content writer & Copywriter) là 2 công việc/ vị trí bạn tìm thấy nhiều nhất. Nhưng đâu mới là công việc dành cho bạn – một người mới bắt đầu? 

1. Sự khác nhau Content writing và Copywriting

Trước khi phân biệt sự khác nhau giữa content writing và copywriting, hãy cùng mình điểm qua một số điểm giống nhau giữa chúng:

  • Đều thuộc về content marketing
  • Đều sử dụng hiểu biết về tâm lý khách hàng, nghệ thuật bán hàng và khả năng sử dụng câu chữ để tiếp cận, thuyết phục khách hàng. 

Content writing là gì?

Content writing bao gồm các nội dung sáng tạo với mục đích giáo dục, cung cấp thông tin hoặc mang tính giải trí đối với người đọc. Với content writing, bạn mong muốn thu hút được sự quan tâm, chú ý của người đọc thông qua việc tạo ra các nội dung chất lượng cao và có giá trị.

Các dạng bài content writing mà bạn bắt gặp hàng ngày có thể kể đến như:

  • Bài đăng blog
  • E-books
  • Bản tin miễn phí/trả phí 
  • Các bài đăng social media
  • Case studies

Copywriting là gì?

Copywriting bao gồm các nội dung sáng tạo, được thiết kế nhằm thuyết phục và thu hút người đọc, lôi kéo khách hàng đi tới quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ thông qua sự truyền tải thông điệp và lời kêu gọi hành động.

Nếu bạn đang bán một sản phẩm, bạn sẽ cần có khả năng thấu hiểu về tâm lý, hành vi của khách hàng để thuyết phục và khiến các họ tin rằng sản phẩm đó là “đáng mua”. Copywriting là nghệ thuật dẫn dắt và kêu gọi các hành động liên quan tới hành trình mua của khách hàng.

Copywriting dịch theo nghĩa tiếng Việt là “viết quảng cáo”. Theo lời của phù thủy quảng cáo nước Mỹ – ông Joseph Sugarman định nghĩa thì:

“Viết quảng cáo là một quá trình tư duy, một quá trình thực hành. Quá trình này phản ánh toàn bộ trải nghiệm, kiến thức, khả năng xử lý thông tin và truyền tải chúng ra giấy cho mục đích bán một sản phẩm hay dịch vụ”.

Một số ví dụ về Copywriting như:

  • Landing Pages
  • Sale emails
  • Social media ads
  • Tài liệu quảng cáo (brochure)
  • Tagline, slogan

Cùng mình xem 2 ví dụ dưới đây nhé :

Content writing post:

3 bước trị mụn an toàn, hiệu quả:

  • B1: Làm sạch da mặt bằng các sản phẩm phù hợp
  • B2: Cấp ẩm cho da
  • B3: Sử dụng các sản phẩm đặc trị cho mụn

Copywriting post: 

NẾU KHÔNG TRỊ MỤN SỚM THÌ LÀN DA CỦA BẠN CÓ THỂ BỊ HỦY HOẠI!

Hơn 70% người trưởng thành đang gặp các vấn đề về mụn, hầu hết không biết tự điều trị nên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như…

X (tên brand) mang đến cho bạn phương pháp abc để giải quyết những lo ngại trên. 

Phương pháp abc bao gồm các bước…

  • B1: …
  • B2: …
  • B3: Sử dụng gói đặc trị tại spa X…
  • Một số phản hồi của khách hàng khi sử dụng phương pháp abc:

Bảng so sánh sau đây có thể giúp bạn hiểu thêm về sự khác nhau giữa Content writing và Copywriting:

2. Vậy giữa Content writing & Copywriting, đâu là công việc dành cho bạn? 

Dựa trên sự khác biệt đã phân tích ở trên, hẳn là bạn đã hình dung được làm Content writing là làm gì, làm Copywriting là làm gì. Bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp tuỳ vào điểm mạnh – điểm yếu cũng như sở thích của bản thân. 

Lời khuyên của mình là: muốn làm copywriting, hãy học làm content writing trước. 

Trước khi khách hàng đăng ký form để nhận tin, chắc hẳn họ đã từng đọc những bài viết hữu ích, giá trị với họ. Trước khi bấm nút đăng ký email để nhận bản dùng thử, khách hàng đã có nhận thức về một số lợi ích mà họ nhận được khi dùng. Trước khi khách hàng quyết định sử dụng một sản phẩm/ dịch vụ, họ đã tìm hiểu về thương hiệu và tham khảo các feedback trước đó. Nói cách khác, hành động của khách hàng chỉ diễn ra sau một loạt các nỗ lực của content chứ không thể chỉ dựa vào một bài viết quảng cáo hay một landing page. 

Mặc dù vẫn có một bộ phận khách hàng hành động theo cảm xúc nhất thời. Tuy nhiên đây không là những khách hàng kém trung thành, vì họ không sự gắn kết với sản phẩm hay thương hiệu trước đó.

Để làm tốt nhiệm vụ copywriting, bạn cần hiểu cách làm content writing và trả lời được những câu hỏi cơ bản: Bạn là ai? Bạn bán cái gì? Tại sao khách hàng phải tin tưởng hay lựa chọn bạn? v.v 

Trước khi khách hàng được tiếp cận với những bài viết bán hàng và những lời chào hàng trực tiếp, copywriting phải vạch được hành trình khách hàng, mỗi giai đoạn sẽ cần lên kế hoạch nội dung với mục tiêu khác nhau – một công việc phổ biến của content writing, để hướng đến mục đích cuối cùng: thúc đẩy khách hàng hành động

Mình từng đảm nhận của 2 vai trò Content writer và Copywriter tại client & agency, thú thực là với mình, công việc của một Copywriter khó nhằn và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn so với Content writer. 

Thực tế, để có được một nội dung copywriting, mình dành hơn một nửa thời gian để nghiên cứu, 1/3 để chỉnh sửa và chỉ 1/6 thực sự để viết. Copywriting đòi hỏi quá trình tư duy và đi sâu vào tâm lý khách hàng, một người viết quảng cáo phải liên tục đặt câu hỏi và đào bới những điều có liên quan để đắm chìm vào thương hiệu/câu chuyện của khách hàng, từ đó đưa ra những câu copy thành công.

Không dễ chút nào, đúng không? Nhưng không có nghĩa là bạn không làm được. Nếu bạn có tài năng thiên bẩm trong việc sử dụng ngôn ngữ, đồng thời có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống thì cứ mạnh dạn bắt đầu với công việc Copywriting nhé! 

Một số nguồn tài liệu tự học

Mình không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Copywriting, nhưng có một số gợi ý về nguồn tài liệu dành cho bạn.

Trước hết, mình tin là các bạn nên nắm được những kiến thức phổ quát nhất về marketing và quảng cáo, bạn có thể tìm đọc những cuốn sách sau:

  • Nguyên lý Marketing – Philip Kotler & Gary Armstrong
  • Lời tự thú của một bậc thầy quảng cáo  – David Ogilvy
  • Quảng cáo theo phong cách Ogilvy – David Ogilvy

Để nhập môn thì mình nghĩ 3 cuốn trên là đủ, vì nó bao hàm những kiến thức nền tảng và cái nhìn toàn cảnh nhất về ngành nghề marketing và quảng cáo nói riêng. Sau khi đã “vượt ải” này, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu thêm về các đầu sách riêng về lĩnh vực copywriting:

Bạn cũng có thể theo dõi các copywriter nổi tiếng trên thế giới như: 

  • Gary Halbert
  • Dan Lok
  • Sabri Suby
  • Daniel Throssel 

3. Làm thế nào để bắt đầu công việc Content? 

Nếu bạn muốn bắt đầu với công việc Content writing, thì mình có thể hỗ trợ bạn. 

Với cá nhân mình, bên cạnh chuyên môn viết, công việc content còn đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau. Mình đã lập một danh sách các kỹ năng và tư duy quan trọng cần có khi làm content, bạn có thể tự học để bắt đầu. 

Bạn cũng có thể tham khảo Ebook “Lộ trình học viết kiếm tiền từ con số 0”  của mình để hiểu thêm hành trình phát triển sự nghiệp viết.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm một người mentor hỗ trợ và đồng hành để nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành người viết chuyên nghiệp, bạn có thể tìm hiểu chương trình đào tạo và Mentoring 1:1 của mình.

Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị với nghề viết kiếm tiền! 

– Tâm Thương

Post Tags:

error: Content is protected !!