Làm copywriter là làm gì?

“Ủa, mày làm copywriter mà viết có mấy câu, mấy chữ vậy thôi á hả?”

“Trời, tưởng viết gì, mấy câu hay thấy trên tivi, có khó gì đâu, tao chả thấy câu nào hay cả!”

Chắc nhiều người làm truyền thông, đặc biệt là trong ngành quảng cáo đã nghe nhiều về vị trí copywriter rồi nhỉ? Nhưng liệu chúng ta đã hiểu hết được công việc của copywriter chưa? Nếu chưa, thì cùng mình tìm hiểu thêm nhé!

Dù chỉ là newbie trong vai trò copywriter nhưng mình đã xác định sẽ đi lâu dài trên con đường này. Vì vậy, bài viết này như một chia sẻ nhỏ đến những ai muốn hiểu thêm về công việc copywrite hoặc những bạn muốn theo con đường này có thêm góc nhìn thôi nha <3

Trong marketing, Copywriter chịu trách nhiệm sản xuất nội dung sáng tạo (chữ, ảnh, âm thanh, video, văn bản…) phục vụ xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo sản phẩm… cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. (Theo admicro)

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người còn nhầm lẫn copywriter là người viết văn, viết báo hoặc chỉ là nghề phù hợp cho một số người,…

Đầu tiên, copywriter không phải là writer! (không phải content writer hay viết SEO gì luôn nha!) Vốn từ là ý tưởng của mỗi người rất nhiều, một người viết thường chuyển ý tưởng thành bài viết bằng nhiều cách triển khai khác nhau (có thể theo công thức hoặc không) và một bài viết có thể tùy theo mục đích khác nhau. Nhưng để copywrite một ý tưởng thì đòi hỏi nhiều hơn thế, mà khi áp những cân nhắc dưới đây vô là ý tưởng… tự nhiên đi chơi hết 😀

  • Định vị thương hiệu: Nhắm vào phân khúc nào thì ngôn từ phải đối thoại được với đối tượng ở phân khúc đó. Là copywriter, bạn phải chọn một từ khóa phù hợp nhất với thương hiệu! (sai một li đi một dặm luôn đó :3)
  • Cá tính nhãn hàng: Mỗi nhãn hàng sẽ có một các giao tiếp khác nhau, xác định được cá tính nhãn hàng để dùng từ phù hợp, để khách hàng đọc lên là nhận diện được ngay nhãn hàng của họ.
  • Miền giá trị: Thương hiệu “chiến đấu” vì điều gì? Tin vào điều gì? Ví dụ một brand đại diện cho giá trị gia đình, hạnh phúc sum vầy mà ra idea hãy là chính mình thì “sai sai” rồi 😀
  • Các lợi ích lý tính và cảm tính: Cho đến cuối cùng, người tiêu dùng nhận được gì từ thương hiệu?
  • Khách hàng mục tiêu: Dù copywrite tiếng Việt thì cũng phải cân nhắc các yếu tố vùng miền, tâm tư, bối cảnh, lứa tuổi,…của đối tượng khách hàng mục tiêu để truyền đạt cho phù hợp.
  • Đối thủ: Viết một câu coywrite ngon lành cành đào xong ra thấy “giống giống” đối thủ chắc trời đất quay cuồng luôn =)) Nhớ để ý nha 😉
  • Bản chất ngành hàng: Bắt tay vào viết mới thấy viết cho sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, giúp tăng đề kháng là giống nước tăng lực – vốn dành cho đối tượng khác. Vậy nên phải chắt lọc, chọn câu từ sau cho hợp lý là điều không dễ dàng gì.
  • Ý tưởng và thông điệp phù hợp với tâm sinh lý thương hiệu đó, có tháo được nút thắt mà thương hiệu đang cần gỡ chưa? Chưa thì…gỡ tiếp =))
  • Phương tiện truyền thông: Cũng là ý đó, câu đó nhưng mỗi kênh lại khác nhau. Không thể viết TVC, radio, thang máy, print, mobile, digital y chang nhau được, phải tìm tòi bản chất những nơi đặt chữ của mình.

Chưa hết, copywriter còn phải vượt qua được “cửa ải” của chính mình. Nhiều khi nghĩ hoài ra được vài câu, nhưng nghe chưa “sướng”, chưa “đã” thì phải ráng nghĩ thêm. Chứ mình chưa “phê” sao khách hàng “phê” được? Đó chỉ là những “rào cản” đầu tiên (giai đoạn lên ý tưởng) khi làm copywriter, để thấy, “nặn” ra một câu ngắn củn cũng là một quá trình đầy gian nan. Chưa kể còn phải làm việc với rất nhiều bộ phận khác nhau, phải hợp gu của sếp, phải lọt mắt xanh của client,… Để thấy copywriter không hề đơn giản. Một câu copywrite tưởng chừng vô thưởng vô phạt lại đi cùng với thương hiệu theo năm tháng, khiến người ta nhớ mãi đến thương hiệu đó. Nhắc đến Nâng niu bàn chân Việt, bạn nhớ ngay đến thương hiệu nào? Chắc chắn ai cũng trả lời được. Mình tin để có thể tạo ra câu đó, người làm copywriter cũng phải liên tục đặt câu hỏi và trả lời, viết đi viết lại hàng trăm câu khác nhau,… để làm sao đảm bảo vượt qua hết được những “rào cản” phía trên.
Vượt qua những điều trên, nhận ra mình đang bị bó buộc là bước đầu tiên để cởi bỏ những khó khăn mà “nghề” này mang đến, để bất ngờ tạo ra những vần câu hợp lý, có ích cũng nên 😀 Nếu muốn làm copywriter, việc đầu tiên cần làm chính là vượt ải. 😀

Tóm lại, người làm copywriter có trách nhiệm thực hiện và đảm bảo chất lượng phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo, và giám đốc sáng tạo Art Director sẽ thể hiện nó thành hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp nhận.

Copywiter sử dụng ngôn từ làm vũ khí, có nhiệm vụ tương tác và gia tăng cảm tình, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Và không phải ai viết hay sẽ làm được copywriter, nhưng nếu bạn thật sự muốn, bạn hoàn toàn có thể là một copywriter 😉

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!