Search
Close this search box.

Vượt qua nỗi sợ để bắt đầu viết

BLOG, Để viết tốt hơn (Better Writing)

Mục lục

“Sợ mình viết không đủ tốt”

“Sợ không có ai đọc bài mình viết”

“Sợ mình không đủ trải nghiệm”

Bạn thấy những nỗi sợ này quen không?

Chắc là có, vì mình tin rằng đây là những nỗi sợ mà hầu hết người viết đều gặp phải. Những ngày đầu làm nghề, mình cũng thường rơi vào trạng thái tiêu cực về chuyện mình không thể làm tốt.

Chúng ta loay hoay với bài viết của mình, sửa đi sửa lại rất nhiều lần, thậm chí viết xong rồi vẫn thấy không ổn nhưng chẳng biết không ổn ở chỗ nào. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn mang tới cảm giác bất an, thất bại khi bạn nghĩ về kỹ năng viết của mình.

Nhưng bạn yên tâm, những người viết chuyên nghiệp cũng từng gặp những nỗi sợ tương tự. Dù đã viết hơn 1500 bài viết, mình cũng trải qua cảm giác này thường xuyên. Mình đã thất bại nhiều nhưng cuối cùng mình vẫn đang sống ổn với nghề.

Mình viết tốt hơn không phải nhờ may mắn hay năng khiếu, mà là do luyện tập. Tất nhiên, chặng đường của mình với nghề còn dài, và mình vẫn còn rất rất nhiều thứ phải học. Nhưng mình đã cố gắng để có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn kia, tự tin hơn vào năng lực của bản thân và giúp được nhiều người hơn. Bằng cách:

1. Hiểu được nỗi sợ

Mình quan tâm tới nội tâm của mình vì biết nó quan trọng. Chẳng có cách nào giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ tốt hơn là đào sâu nguyên nhân gốc rễ của nỗi sợ, đối diện và từ từ làm lành với chúng. Nhận thức được nỗi sợ giúp mình biết nên làm gì để thoát khỏi chúng và tự phát triển bản thân ra sao.

Trong chương trình hướng dẫn viết của mình, mình cũng chuẩn bị những câu hỏi và bài tập thực hành để hiểu hơn về thế giới nội tâm của mentee. Thay vì chỉ nói về những tư duy và kỹ thuật viết như hầu hết khoá học ngoài kia, mình còn tập trung vào những rào cản mà người viết gặp phải. Những nỗi sợ và sự hoài nghi bản thân về lâu dài sẽ trở thành những tảng đá cản đường, khiến chúng ta không viết được. Nó có thể đến từ những lời nhận xét, chê bai từ người khác. Nó có thể hình thành từ những chấn thương tâm lý từ nhỏ. Hoặc từ những nguyên nhân khác. Điều quan trọng là, khi hiểu được nỗi sợ của mình, chúng ta đã đi được một bước dài trên hành trình viết rồi.

2. Cảm nghiệm

“Mọi cảm xúc đều vô giá, hãy đi đến cùng những khoảnh khắc ấy để tứ văn thêm mặn mà chất sống” – Sói Ăn Chay.

Mình tin mọi cảm xúc dù vui-buồn-khổ-đau đều là ‘phần thưởng’ của một người viết. Bạn càng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, bạn càng hiểu được người khác cảm thấy như nào. Đôi khi chúng ta phải trải nghiệm, phải đi sâu vào cảm xúc của một người, mới có thể thấy được những nỗi đau và nỗi sợ, những ước mơ và hy vọng của họ. Khi bạn viết cho họ như thể viết cho chính bạn, bạn đã thành công rồi.

Mà để cảm nghiệm, thì phải “sống”. Mình tin nếu chúng ta chịu lắng lại, nghe, nhìn, cảm, thử thì mọi khoảnh khắc trong cuộc sống, mọi phút giây bạn sống, mọi vật chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy đều có ý nghĩa riêng. Vậy nên, hãy cùng cố gắng sống với sự chú tâm, sống trọn vẹn trong từng giây phút để cảm nghiệm thật nhiều nhé!

3. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Không có sự thay đổi nào diễn ra trong ngày một ngày hai, tất cả là nhờ vào sự luyện tập đều đặn. Thực hành viết hàng ngày là chìa khoá để mình viết tốt hơn, giống như tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cơ thể mình ngày một săn chắc và khoẻ mạnh hơn.

Đừng hỏi người khác làm cách nào để viết tốt hơn. Hãy tự hỏi chính mình, bạn đã viết đủ nhiều chưa? Bạn đã viết mỗi ngày chưa?

Không có một công thức nào cụ thể để bạn có thể làm theo và viết tốt hơn được, trừ khi bạn chịu bỏ thời gian và công sức ra để đầu tư cho việc viết. Bắt đầu bằng việc viết mỗi ngày. Bởi cái khó nhất trong việc viết không phải là viết sao cho hay, mà là kiên trì theo đuổi việc viết, mỗi ngày đều viết mà không nản, không chán, không bỏ cuộc.

4. Lắng nghe và cải thiện

Chúng ta không thể đánh giá đúng hoàn toàn về bản thân mình, vì thế, hãy nhờ sự giúp đỡ của người khác. Hãy hỏi sếp, khách hàng, bạn bè, mentor,… bất kỳ ai có thể đánh giá bài viết của bạn và nhờ họ đưa ra nhận xét để cải thiện những bài viết sau.

Nếu muốn theo đuổi công việc viết chuyên nghiệp, bạn nên tham gia một hoặc nhiều khóa học viết. Học viết bài bản giúp bạn không chỉ có kỹ năng mà còn tự tin hơn, vì bạn sẽ nhận được những lời khuyên và sự hỗ trợ từ người đã có kinh nghiệm trước đó. Đừng ngại hỏi, cũng đừng ngại học. Đôi khi biết nhờ vả người khác và ‘unlearn to relearn’ cũng là một loại năng lực mà.

be freedom,

Tâm Thương

– Tâm Thương

Mauris fringilla erat ut leo auctor, sed dictum ipsum dictum. Integer vehicula rutrum augue, ac facilisis augue rutrum eu. Mauris posuere est at augue dapibus, ac feugiat velit feugiat. Nulla porta neque vitae vulputate scelerisque. Curabitur sit amet mattis lacus. Etiam elit est, commodo quis sollicitudin eget, lobortis ut erat. Quisque laoreet nulla augue, non eleifend turpis accumsan sed. 

Nullam non magna eget ipsum elementum lacinia at id turpis. Curabitur euismod ex eget quam fringilla, et porttitor augue molestie. Fusce sagittis tempus viverra. Nulla et neque ipsum. Pellentesque non iaculis lorem. Sed mollis mattis nisl, imperdiet ultricies orci mattis eu.

Post Tags:

viết lách, writing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giới thiệu về Thương

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis.

error: Content is protected !!